1. Ngành Kỹ thuật Xây dựng là gì?
Kỹ thuật Xây dựng là ngành chuyên về tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công, quản lý giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng, công trình công nghiệp phục vụ đời sống con người như: nhà ở, nhà hàng, khách sạn, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại…
Tuy nhiên, trên thực tế nguồn nhân lực phụ trách thiết kế, quản lý kỹ thuật, giám sát thi công, chỉ huy và nghiệm thu các công trình xây dựng còn thiếu rất nhiều, chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao tại các tổ chức hoạt động xây dựng. Vì vậy, ngành Kỹ thuật Xây dựng luôn là ngành triển vọng cho con đường khởi nghiệp của các bạn trẻ ở hiện tại và tương lai.
Ngành Kỹ thuật Xây dựng dành cho các sinh viên có sở thích về các công trình xây dựng nói chung và các công trình phục vụ mục đích sử dụng trong dân dụng cũng như trong công nghiệp nói riêng.
Theo học ngành Kỹ thuật Xây dựng, bạn sẽ được đào tạo các môn cốt lõi cần thiết về Toán học, Vật Lý cơ học và nhiều môn chuyên ngành về kết cấu và nền móng công trình. Sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ là kỹ sư xây dựng có thể tham gia các quá trình thiết kế, thi công, quản lý thi công cho các công trình xây dựng.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
2. Tại sao nên học ngành Kỹ thuật Xây dựng?
Kỹ thuật Xây dựng là ngành rất phù hợp với các bạn trẻ yêu thích kỹ thuật, thích khám phá tìm tòi nghiên cứu, có khả năng học các môn tự nhiên. Lựa chọn ngành Kỹ thuật Xây dựng sẽ giúp bạn: Nắm vững kiến thức các môn học cơ bản và cơ sở liên quan đến chuyên ngành đào tạo và vận dụng được vào ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp; Nắm vững kiến thức chuyên ngành xây dựng và vận dụng được vào các công việc về thiết kế, thi công, quản lý thi công, giám sát, thẩm tra thiết kế, quản lý dự án, khảo sát xây dựng và kiểm định chất lượng công trình; Có kiến thức tin học để hiểu rõ và sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ thiết kế, thi công và quản lí xây dựng; Có trình độ ngoại ngữ có thể đọc hiểu tài liệu chuyên môn bằng tiếng Anh; Năng cao kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình và khả năng tư duy độc lập trong nghiên cứu, phối hợp và ra quyết định.
3. Cơ hội việc làm
Ngành Kỹ thuật Xây dựng cung cấp nhiều cơ hội việc làm cho rất nhiều đối tượng, từ người có trình độ, bằng cấp chuyên môn đến những lao động phổ thông, công nhân. Tuỳ thuộc vào khả năng của mình, bạn có thể làm việc tại các công ty xây dựng, nhà thầu, công ty cung ứng vật tư xây dựng, các công trường, cơ quan nhà nước quản lý xây dựng, quy hoạch…
Một số vị trí phổ biến nhất sinh viên ngành Kỹ thuật Xây dựng có thể làm việc ngay sau khi tốt nghiệp bao gồm: