Tại sao nên lựa chọn ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô?

Thứ tư - 19/05/2021 23:08
Việc đầu tư của các hãng ô tô nước ngoài vào Việt Nam đang phát triển khá nhanh, liên tục trong nhiều năm nay ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô được đánh giá là một ngành “cao điểm” về nhu cầu lao động.
Ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô - Trường Đại học Phan Thiết
Ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô - Trường Đại học Phan Thiết

Tại sao nên lựa chọn ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô?

Hiện nay, với nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển, số lượng ô tô tăng nhanh; ngành công nghiệp ô tô Việt Nam và khu vực đang trên đà phát triển mạnh, cùng với việc hình thành thị trường lao động chung khối ASEAN và cơ hội phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ô tô khi nước ta tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang mở ra nhu cầu và cơ hội việc làm rất lớn trong lĩnh vực ngành ô tô.

Trong xu hướng phát triển của xã hội hiện đại, ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô tại Việt Nam hiện là một ngành trọng điểm, được “ưu ái” để góp phần công nghiệp hóa đất nước đảm bảo hiệu quả tổng thể về kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu về môi trường và sử dụng năng lượng tiết kiệm.

1. Triển vọng ngành nghề

Việc đầu tư của các hãng ô tô nước ngoài vào Việt Nam đang phát triển khá nhanh, liên tục trong nhiều năm nay ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô được đánh giá là một ngành “cao điểm” về nhu cầu lao động.

Sự phát triển liên tục của các nhà máy công nghiệp hiện đại tại các thành phố lớn và các khu công nghiệp, khu chế xuất càng làm tăng cao nhu cầu tuyển dụng cán bộ kỹ thuật có trình độ cao về cơ khí, cơ điện tử, điện công nghiệp và tự động hóa công nghệ giao thông vận tải.

Nắm bắt được xu hướng phát triển này, trường Đại học Phan Thiết tiếp tục đẩy mạnh chương trình đào tạo bậc Đại học, đào tạo kỹ sư ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô. Bước tiến mới trong chiến lược đào tạo nhằm giải quyết nguồn nhân lực cho ngành công nghệ cao nói chung và cho ngành ô tô Việt Nam nói riêng thông qua chương trình tiên tiến, cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu nội địa và tham gia vào chuỗi sản xuất, chế tạo ô tô thế giới.

2. Chương trình đào tạo

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô áp dụng chương trình đào tạo tiên tiến, được xây dựng theo định hướng tiếp cận CDIO (Conceive - Design - Implement - Operate: Hình thành ý tưởng - Thiết kế ý tưởng - Thực hiện - Vận hành).

Định hướng phát triển cơ sở vật chất, hệ thống các phòng chuyên đề, thí nghiệm, xưởng thực hành với trang thiết bị hiện đại phục vụ tốt cho nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên. Ngoài ra, khoa còn liên kết, hợp tác các công ty ô tô hàng đầu Việt Nam như Toyota VN, Mercedes-Benz VN, Ford VN, Isuzu VN, Honda VN,... Ngoài việc được học tập, thực hành trên các thiết bị hiện đại, sinh viên được trang bị các kiến thức cơ bản về quản lý dịch vụ, kỹ năng mềm liên quan đến chuyên ngành. Nhờ vậy, sinh viên ra trường có trình độ chuyên môn, có tay nghề vững vàng, đáp ứng tốt yêu cầu của các nhà tuyển dụng, thích nghi nhanh với môi trường làm việc.

Sinh viên được trang bị các kỹ năng khai thác, sử dụng và dịch vụ kỹ thuật ô tô cũng như hoạt động điều hành sản xuất phụ tùng, lắp ráp, góp phần cải tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện cũng như phương thức kinh doanh ô tô trên thị trường.

Các môn học chuyên ngành tiêu biểu và đặc trưng của ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô gồm: Động cơ đốt trong, Tính toán ô tô, Hệ thống điện - điện tử ô tô, Hệ thống điều khiển tự động trên ô tô, Công nghệ chẩn đoán, sửa chữa và kiểm định ô tô, Hệ thống an toàn và tiện nghi trên ô tô, Quản lý dịch vụ ô tô…

Cuối chương trình học, sinh viên sẽ được thực tập tại các doanh nghiệp, đủ điều kiện về môi trường giúp rèn luyện kỹ năng, tiếp cận với những thiết bị ô tô đa dạng và hiện đại.

Song song đó là rèn luyện kỹ năng mềm thông qua các môn học: tiếng Anh, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, làm việc cộng đồng, kỹ năng xin việc...

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

3. Cơ hội nghề nghiệp

  • Kỹ sư vận hành, giám sát sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô - máy động lực tại các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ôtô, các cơ sở sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng ôtô;
  • Chuyên viên kỹ thuật của các công ty, nhà máy, xí nghiệp, viện nghiên cứu chuyên ngành cơ khí ô tô, cơ khí động lực và cơ khí chế tạo máy;
  • Trưởng ngành khai thác, bảo trì, sửa chữa ô tô và thiết bị động lực trong doanh nghiệp;
  • Trưởng garage, Trưởng chuyền lắp ráp, sản xuất ô tô;
  • Cố vấn dịch vụ, nhân viên kinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, máy động lực, phụ tùng ô tô;
  • Nhân viên kiểm định trong các trạm đăng kiểm;
  • Được hỗ trợ định hướng học tập lên các bậc học Thạc sĩ, Tiến sĩ để trở thành giảng viên giảng dạy trong các trường cao đẳng, đại học.

4. Tại sao nên chọn trường Đại học Phan Thiết?

  • Trường đạt chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
  • Trường Đại học Phan Thiết nằm trong 30 trường đại học đầu tiên được xếp hạng gắn sao;
  • Học phí thấp so với các trường Đại học ngoài tỉnh; Học bổng dành cho sinh viên cao;
  • Đội ngũ giảng viên là các chuyên gia đầu ngành thuộc lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật ô tô;
  • Chương trình đào tạo sát thực tế, chú trọng thực hành; Cơ sở vật chất phục vụ học tập, nghiên cứu được đầu tư tốt. Môi trường học tập năng động, hiện đại;
  • Trường ĐHPT đã ký kết hợp tác với Công ty CP Ô tô Bình Thuận, tạo cơ hội cho sinh viên có nhiều trải nghiệm thực tế trong quá trình học tập;
  • Sinh viên ĐHPT ra trường có tỷ lệ việc làm cao;
  • Trường tọa lạc tại vị trí gần bãi biển đẹp, nằm trên tuyến đường dẫn đến các khu nghỉ dưỡng, resort, địa điểm du lịch,…;
  • Ký túc xá tại trường gồm 1.000 chỗ, sân bóng đá cỏ nhân tạo, bóng rổ, bóng chuyền,… đảm bảo phục vụ nhu cầu rèn luyện thể dục thể thao cho sinh viên.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây