Sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô trường Đại học Phan Thiết nghiên cứu xe ô tô tự hành, xe ô tô điện để đón đầu xu thế ngành công nghệ ô tô thế giới

Thứ sáu - 02/07/2021 22:44
Ngay từ năm thứ nhất sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô trường Đại học Phan Thiết được học tập và nghiên cứu theo xu hướng công nghệ mới, thực hành thực tập trên ô tô và học lập trình điều khiển các mô hình ô tô điện, ô tô tự hành để đón đầu xu thế ngành công nghệ ô tô của thế giới.
Sinh viên trường Đại học Phan Thiết học thực hành trên ô tô
Sinh viên trường Đại học Phan Thiết học thực hành trên ô tô

 

Xưởng thực hành công nghệ kỹ thuật ô tô trường Đại học Phan Thiết

Mô hình ô tô được sinh viên trường Đại học Phan Thiết lắp ráp lập trình điều khiển tại phòng thí nghiệm ô tô tự hành

Theo TS. Nguyễn Tấn Ý – Phó trưởng Khoa Kỹ thuật Công nghệ “Trong tương lai xe ô tô điện với nhiều cấp độ tự hành sẽ dần thay thế các loại ô tô chạy nhiên liệu hóa thạch (xăng, dầu diesel). Ngành công nghệ ô tô và ô tô điện đang phát triển rất nhanh so với các thập kỷ trước, để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tương lai, trường Đại học Phan Thiết định hướng đào tạo sinh viên theo hướng ứng dụng thực hành, nghiên cứu học tập các dòng ô tô hiện đại và đặc biệt là định hướng nghiên cứu các loại ô tô sử dụng năng lượng mới, công nghệ ô tô tự hành để đón đầu xu thế ngành công nghệ kỹ thuật ô tô.”

Nhà trường xây dựng phòng thí nghiệm nghiên cứu xe ô tô tự hành tự lái, sử dụng trí tuệ nhân tạo và các giải thuật xử lý với công nghệ cảm biến hiện đại để phát triển xe tự hành.

TS. Nguyễn Tấn Ý hướng dẫn sinh viên thiết kế xe ô tô trên phần mềm Solidworks

Mô hình xe ô tô tự hành với giải thuật quét sóng siêu âm, cảm biến định vị, hành trình và các giải thuật điều khiển cơ khí ô tô để tự lái

 
6dcc8fe0ee0e1a50431f



Ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô trường Đại học Phan Thiết áp dụng chương trình đào tạo tiên tiến, được xây dựng theo định hướng tiếp cận CDIO (Conceive – Design – Implement – Operate: hình thành ý tưởng – thiết kế ý tưởng – thực hiện – vận hành).

      Định hướng phát triển cơ sở vật chất, hệ thống các phòng chuyên đề, thí nghiệm, xưởng thực hành với trang thiết bị hiện đại phục vụ tốt cho nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên. Ngoài ra, khoa còn liên kết, hợp tác các công ty ô tô hàng đầu Việt Nam như Toyota VN, Mercedes-Benz VN, Ford VN, Isuzu VN, Honda VN,… Ngoài việc được học tập, thực hành trên các thiết bị hiện đại, sinh viên được trang bị các kiến thức cơ bản về quản lý dịch vụ, kỹ năng mềm liên quan đến chuyên ngành. Nhờ vậy, sinh viên ra trường có trình độ chuyên môn, có tay nghề vững vàng, đáp ứng tốt yêu cầu của các nhà tuyển dụng, thích nghi nhanh với môi trường làm việc.

      Sinh viên được trang bị các kỹ năng khai thác, sử dụng và dịch vụ kỹ thuật ô tô cũng như hoạt động điều hành sản xuất phụ tùng, lắp ráp, góp phần cải tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện cũng như phương thức kinh doanh ô tô trên thị trường.

      Các môn học chuyên ngành tiêu biểu và đặc trưng của ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô mà sinh viên được học như: Động cơ đốt trong, tính toán ô tô, hệ thống điện – điện tử ô tô, hệ thống điều khiển tự động trên ô tô, Công nghê chẩn đoán, sửa chữa và kiểm định ô tô, Hệ thống an toàn và tiện nghi trên ô tô, Quản lý dịch vụ ô tô…

      Cuối chương trình học, sinh viên được giới thiệu thực tập tại các doanh nghiệp, số lượng những doanh nghiệp liên kết đủ để cho sinh viên có điều kiện thực tập tại các cơ sở tốt, đủ điều kiện về môi trường rèn luyện kỹ năng và tiếp cận được với những thiết bị ô tô đa dạng và hiện đại.

      Song song đó là rèn luyện kỹ năng mềm thông qua các môn học: tiếng Anh, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, làm việc cộng đồng, kỹ năng xin việc…

Cơ hội nghề nghiệp

  • Kỹ sư vận hành, giám sát sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô – máy động lực tại các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ôtô, các cơ sở sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng ôtô;
  • Chuyên viên kỹ thuật của các công ty, nhà máy, xí nghiệp, viện nghiên cứu chuyên ngành cơ khí ô tô, cơ khí động lực và cơ khí chế tạo máy;
  • Trưởng ngành khai thác, bảo trì, sửa chữa ô tô và thiết bị động lực trong doanh nghiệp;
  • Trưởng garage, Trưởng chuyền lắp ráp, sản xuất ô tô;
  • Cố vấn dịch vụ, nhân viên kinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, máy động lực, phụ tùng ô tô;
  • Nhân viên kiểm định trong các trạm đăng kiểm;
  • Được hỗ trợ định hướng học tập lên các bậc học Thạc sĩ, Tiến sĩ để trở thành giảng viên giảng dạy trong các trường cao đẳng, đại học.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây